Cấu trúc câu trong IELTS Speaking quan trọng bạn cần nắm rõ

Việc sử dụng đa dạng các cấu trúc câu trong IELTS Speaking là yếu tố then chốt để đạt điểm cao, đặc biệt ở tiêu chí về Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy). Các dạng câu phức tạp như câu điều kiện, câu so sánh hay mệnh đề quan hệ giúp nâng cao khả năng diễn đạt, tạo ấn tượng tốt với giám khảo. Trong bài viết này, Anh Ngữ Du Học ETEST sẽ cung cấp top các mẫu câu trong IELTS Speaking hữu ích, giúp bạn cải thiện điểm số hiệu quả trong phần thi nói.

các mẫu câu trong ielts speaking
Cấu trúc IELTS Speaking quan trọng cần nắm rõ

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking

Bài thi IELTS Speaking kéo dài từ 11 đến 14 phút, được chia thành 3 phần chính:

  • Phần 1: Giới thiệu và phỏng vấn (4-5 phút)

Trong phần này, giám khảo sẽ đặt những câu hỏi về các chủ đề quen thuộc như sở thích, gia đình, học tập hoặc công việc. Mục tiêu là giúp thí sinh thoải mái và thể hiện khả năng giao tiếp cơ bản.

  • Phần 2: Lượt nói cá nhân (3-4 phút)

Thí sinh sẽ nhận một đề bài và có 1 phút để chuẩn bị. Sau đó, thí sinh cần nói về chủ đề được đưa ra trong khoảng 1-2 phút. Đây là cơ hội để thí sinh trình bày ý tưởng một cách mạch lạc và tự nhiên.

  • Phần 3: Thảo luận (4-5 phút)

Phần này tập trung vào việc thảo luận sâu hơn về chủ đề đã nói ở Phần 2. Giám khảo sẽ hỏi thêm các câu hỏi để thí sinh có cơ hội mở rộng câu trả lời và thể hiện khả năng phân tích, diễn đạt chi tiết hơn.

các mẫu câu trong ielts speaking
Cấu trúc bài thi IELTS Speaking

Một số lưu ý khi dùng Cấu trúc câu trong IELTS Speaking

Khi sử dụng các cấu trúc câu trong phần Speaking của kỳ thi IELTS, có một số lưu ý quan trọng cần nhớ để tối ưu hóa hiệu quả và đạt điểm cao. Việc áp dụng cấu trúc câu đúng cách sẽ giúp bạn thể hiện khả năng ngôn ngữ một cách linh hoạt mà còn giúp tạo ấn tượng tốt với giám khảo.

các mẫu câu trong ielts speaking
Lưu ý khi dùng cấu trúc câu trong IELTS Speaking

Cấu trúc câu so sánh

Trong phần thi IELTS Speaking, thí sinh thường phải so sánh giữa hai sự vật, sự việc hoặc lựa chọn. Ví dụ, giám khảo có thể hỏi bạn về việc bạn thích làm gì hơn: “Do you prefer shopping online or in-store?” Để trả lời tốt dạng câu hỏi này, việc sử dụng cấu trúc câu so sánh là rất cần thiết.

Dưới đây là các cấu trúc câu phổ biến giúp bạn diễn đạt sự so sánh một cách rõ ràng và mạch lạc.

Cấu trúc câu với Prefer 

Cấu trúc câu với “prefer” được dùng để diễn đạt sự ưa thích một thứ gì đó hơn một thứ khác.

Quy tắc sử dụng: Sử dụng “Prefer” khi muốn diễn tả rằng một lựa chọn A được ưa thích hơn lựa chọn B.

Công thức: 

  • Prefer + noun/gerund + to + noun/gerund: Dùng khi so sánh sự yêu thích giữa hai danh từ hoặc hai hành động.
  • Prefer + to-infinitive + rather than + bare infinitive: Dùng khi so sánh sự yêu thích giữa hai hành động.
  • Prefer + noun/gerund + rather than + bare infinitive: Dùng khi muốn nhấn mạnh động từ thứ hai không cần to.

Cấu trúc so sánh kép: Khi muốn nhấn mạnh mức độ yêu thích, có thể sử dụng “much” hoặc “far”.

Ví dụ:

  • I prefer tea to coffee. (Tôi thích trà hơn cà phê.)
  • She prefers staying home rather than going out. (Cô ấy thích ở nhà hơn là ra ngoài.)
  • We prefer playing soccer to watching TV. (Chúng tôi thích chơi bóng đá hơn là xem tivi.)

Cấu trúc câu với “tend” 

“Tend” là một động từ diễn tả xu hướng làm gì đó hoặc biểu hiện một thói quen cụ thể. Ngoài ra, tend còn có nghĩa là sự trông nom, chăm sóc ai đó hoặc một sự việc và cũng có thể diễn tả xu hướng tăng, giảm hoặc hướng đến một đặc điểm nào đó trong một quá trình hay tình huống cụ thể.

Quy tắc sử dụng: Cấu trúc này dùng để nói về một sự ưa thích hoặc hành vi thường xảy ra.

Công thức:

  • S + tend + to V : Dùng để diễn tả xu hướng hoặc thói quen xảy ra thường xuyên của người hoặc sự việc.
  • S + have a tendency to + V : Cách diễn đạt trang trọng hơn, cũng diễn tả xu hướng hoặc thói quen.
  • S + tend + not to V: Diễn tả xu hướng không làm điều gì đó.

Ví dụ:

  • People tend to enjoy weekends with their families. (Mọi người thường thích dành thời gian cuối tuần với gia đình.)
  • I tend to like walking in the park in the morning. (Tôi thường thích đi dạo trong công viên vào buổi sáng.)
  • Kids tend to prefer playing video games over doing homework. (Trẻ em thường thích chơi trò chơi điện tử hơn là làm bài tập về nhà.)

Cấu trúc câu với “be more into” 

Cấu trúc này dùng để diễn tả sự yêu thích mạnh mẽ hơn đối với một thứ gì đó so với những thứ khác.

Quy tắc sử dụng: Chúng ta sử dụng “be more into” khi muốn nói rằng mình thích A hơn B trong ngữ cảnh cụ thể.

Công thức: I’m more into Noun/V-ing

Ví dụ:

  • I’m more into reading novels than watching TV shows. (Tôi thích đọc tiểu thuyết hơn là xem chương trình tivi.)
  • These days, I’m more into cooking than eating out. (Dạo này, tôi thích nấu ăn ở nhà hơn là đi ăn ngoài.)
  • I’m more into cycling than driving. (Tôi thích đi xe đạp hơn là lái xe.)

Cấu trúc câu với “better choice” 

Cấu trúc “better choice” được dùng để diễn tả rằng một lựa chọn là phù hợp hoặc tốt hơn so với các lựa chọn khác.

Quy tắc sử dụng: Chúng ta sử dụng “better choice” khi muốn diễn tả rằng A là lựa chọn tốt nhất cho một tình huống cụ thể.

Công thức: I think A is a better choice for me

Ví dụ:

  • After thinking it over, I think wearing a T- shirt is a better choice. (Sau khi suy nghĩ kỹ tiết, tôi nghĩ áo phông là sự lựa chọn tốt hơn.)
  • I’ve tried different sports, and I think swimming is a better choice for me. (Tôi đã thử nhiều môn thể thao và nghĩ rằng bơi lội là lựa chọn tốt hơn cho mình.)

Cấu trúc câu mệnh đề quan hệ (Relative clause)

Mệnh đề quan hệ hay còn gọi là mệnh đề tính ngữ đóng vai trò quan trọng trong IELTS Speaking khi giúp mở rộng và bổ sung thông tin chi tiết về danh từ mà nó đề cập. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng các đại từ quan hệ như who, which, that hoặc các trạng từ quan hệ như where, when, why.

Sử dụng mệnh đề quan hệ sẽ giúp câu trả lời của bạn dài hơn mà còn tạo ấn tượng về sự phong phú trong cách diễn đạt.

Cấu trúc câu mệnh đề quan hệ với “That”

Mệnh đề quan hệ với “that” được sử dụng để thay thế cho người, vật hoặc cả hai trong câu. “That” không được sử dụng sau dấu phẩy và trong mệnh đề quan hệ không xác định.

Quy tắc sử dụng:

  • “That” có thể dùng để thay thế cho cả người và vật.
  • Không sử dụng “that” sau giới từ và trong mệnh đề không xác định.

Công thức: 

  • S + that + V
  • S + that + S + V

Ví dụ:

  • The movie that I watched last night was amazing. (Bộ phim mà tôi đã xem tối qua rất tuyệt.)
  • The students that won the competition are from my school. (Những học sinh đã giành chiến thắng cuộc thi là từ trường của tôi.)
  • The laptop that I bought is very fast. (Chiếc laptop mà tôi đã mua rất nhanh.)

Cấu trúc câu mệnh đề quan hệ với “Who, What, When, Where, Whom” 

Trong mệnh đề quan hệ, các từ như “Who”, “What”, “When”,”Where” và “Whom” được dùng để thay thế cho danh từ hoặc cụm từ trong câu, giúp bổ sung thông tin chi tiết hơn. Trong đó:

  • Who được sử dụng để thay thế cho danh từ chỉ người và làm chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ.
  • What dùng để nói về “điều mà” hoặc “thứ mà”, đóng vai trò như một đại từ, có chức năng tương tự như danh từ.
  • When dùng để thay thế cho các từ hoặc cụm từ chỉ thời gian trong mệnh đề quan hệ.
  • Where thay thế cho danh từ chỉ địa điểm, giúp bổ sung thông tin về nơi chốn.
  • Whom được sử dụng để thay thế cho người trong vai trò tân ngữ trong câu, thường theo sau động từ hoặc giới từ.

Quy tắc sử dụng:

  • “Who” sử dụng cho người làm chủ ngữ.
  • “What” diễn tả “điều mà”.
  • “Whom” sử dụng cho người làm tân ngữ trong câu.
  • “Where” chỉ địa điểm và “When” chỉ thời gian.

Công thức:

  • S (N chỉ người) + who + V
  • S + V + O + whom + S + V
  • S (N chỉ vật) + which + V
  • S + V + what + S + V
  • Từ chỉ thời gian + when + S + V
  • Từ chỉ địa điểm + where + S + V

Ví dụ:

  • The woman who lives next door is a doctor. (Người phụ nữ sống cạnh nhà là bác sĩ.)
  • I don’t understand what you are talking about. (Tôi không hiểu điều bạn đang nói.)
  • I remember the day when we first met. (Tôi nhớ ngày mà chúng ta gặp nhau lần đầu.)
  • This is the park where I used to play as a child. (Đây là công viên nơi tôi từng chơi khi còn nhỏ.)
  • The person whom you called yesterday is my friend. (Người mà bạn đã gọi hôm qua là bạn của tôi.)

Cấu trúc câu mệnh đề quan hệ rút gọn với V-ing 

Mệnh đề quan hệ rút gọn sử dụng khi chủ ngữ và động từ của mệnh đề quan hệ có thể được rút gọn bằng cách bỏ đại từ quan hệ và chuyển động từ sang dạng V-ing. Đây là cách làm câu ngắn gọn hơn nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Quy tắc sử dụng:

  • Sử dụng khi mệnh đề quan hệ có động từ ở thể chủ động.
  • Lược bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ.

Công thức: S + V-ing + O + V (chính) + N

Ví dụ:

  • Câu gốc: The woman who is standing at the door is my aunt.
  • Câu rút gọn: The woman standing at the door is my aunt. (Người phụ nữ đang đứng ở cửa là dì của tôi.)

Các cấu trúc câu câu cảm thán

Câu cảm thán đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện cảm xúc mạnh mẽ và giúp người nói diễn đạt sự ngạc nhiên, thán phục đối với một sự kiện hoặc tình huống nào đó.

Dưới đây là ba cấu trúc câu cảm thán phổ biến trong IELTS Speaking, mỗi cấu trúc có cách sử dụng và ví dụ cụ thể giúp bạn dễ dàng áp dụng trong giao tiếp.

Cấu trúc câu cảm thán với What

Cấu trúc câu cảm thán với “What” được dùng để thể hiện cảm xúc bất ngờ, thán phục hoặc ngạc nhiên về một danh từ cụ thể.

Quy tắc sử dụng:

  • Dùng để nhấn mạnh sự ấn tượng mạnh mẽ đối với một sự vật hoặc hiện tượng.
  • Thường được sử dụng trong các tình huống bày tỏ sự ngạc nhiên hoặc cảm xúc tích cực mạnh mẽ.

Công thức:

  • Danh từ số ít: What + a/an + adj + danh từ
  • Danh từ số nhiều: What + adj + danh từ + be
  • Danh từ không đếm được: What + adj + danh từ

Ví dụ:

  • What a beautiful girl she is ! (Trời ơi, cô ấy xinh quá đi!)
  • What interesting books I read! (Những quyển sách thú vị mà tôi đã đọc)
  • What useful information I had! (Những thông tin hữu ích tôi có được)

Cấu trúc câu cảm thán với How

Câu cảm thán với “How” được dùng để diễn tả sự thán phục hoặc ngạc nhiên về mức độ hoặc cường độ của một đặc điểm hoặc trạng thái.

Quy tắc sử dụng: Được sử dụng để nhấn mạnh mức độ của một tính từ hoặc trạng từ, thường bày tỏ sự ngạc nhiên hoặc sự kinh ngạc.

Công thức: How + adj/adv + S + Be/V

Ví dụ:

  • How charming the new café is with its cozy atmosphere! (Quán cà phê mới dễ thương làm sao với không gian ấm cúng của nó!)
  • How quickly the weather can change in this region! (Thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng như thế nào ở khu vực này!)

Cấu trúc câu cảm thán dùng Too, So, Such

Các cấu trúc cảm thán với “Too”, “So” và “Such” được sử dụng để nhấn mạnh mức độ của một đặc điểm, trạng thái hoặc sự việc. Chúng giúp làm rõ mức độ cảm xúc của người nói, với “Too” thường chỉ ra sự tiêu cực còn “So” và “Such” thường chỉ ra sự tích cực hoặc sự nhấn mạnh mạnh mẽ.

Quy tắc sử dụng

  • Too: Dùng để chỉ ra rằng một đặc điểm hoặc trạng thái vượt quá mức mong muốn hoặc có tác động tiêu cực.
  • So: Dùng để nhấn mạnh mức độ tích cực hoặc ấn tượng mạnh mẽ của một tính từ hoặc trạng từ.
  • Such: Dùng để nhấn mạnh sự đặc biệt hoặc ấn tượng của một danh từ kết hợp với tính từ.

Công thức: 

  • Too: S + V + too + adj/adv
  • So: S + V + so + adj/adv
  • Such: S + V + such + (a/an) + adj + danh từ

Ví dụ:

  • The movie was too long for me to stay focused throughout. (Bộ phim dài quá để tôi có thể giữ sự tập trung suốt thời gian.)
  • The cake was so delicious that everyone asked for the recipe. (Chiếc bánh ngon đến mức mọi người đều yêu cầu công thức.)
  • She is such a skilled musician that she has won multiple awards. (Cô ấy là một nhạc sĩ tài năng đến mức đã giành được nhiều giải thưởng.)

Cấu trúc câu điều kiện

Câu điều kiện được sử dụng để diễn tả các tình huống giả định và kết quả có thể xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng. Trong IELTS Speaking, các cấu trúc câu điều kiện giúp bạn thể hiện sự dự đoán hoặc giả định rõ ràng hơn.

Dưới đây là các cấu trúc câu điều kiện mở rộng thường được sử dụng.

Cấu trúc câu Unless

Cấu trúc câu điều kiện với “Unless” được dùng để diễn tả một điều kiện phủ định, tương đương với “if not”. Nó thể hiện rằng một hành động sẽ không xảy ra trừ khi điều kiện được nêu trong mệnh đề “unless” được thỏa mãn.

Quy tắc sử dụng:

  • Dùng để chỉ ra điều kiện mà nếu không được thực hiện, sẽ dẫn đến một kết quả không mong muốn hoặc ngược lại.
  • Có thể sử dụng để nhấn mạnh sự phụ thuộc giữa hai mệnh đề.

Công thức: Unless + S + V, clause / Clause, unless + S + V

Ví dụ:

  • Unless you arrive early, you won’t get a good seat at the event. (Trừ khi bạn đến sớm, bạn sẽ không có được chỗ ngồi tốt tại sự kiện.)
  • They won’t get the bonus unless they meet their sales targets. (Họ sẽ không nhận được thưởng nếu không đạt được mục tiêu doanh số.)

Cấu trúc câu Wish/ If only

Cấu trúc câu với “Wish” và “If only” được dùng để diễn đạt điều ước hoặc mong muốn về những tình huống hiện tại hoặc quá khứ không giống như thực tế. “Wish” thường được sử dụng để bày tỏ sự không hài lòng về hiện tại hoặc quá khứ, trong khi “If only” mang ý nghĩa tương tự nhưng có thể nhấn mạnh thêm cảm xúc.

Quy tắc sử dụng:

Dùng để thể hiện sự tiếc nuối về điều không thể thay đổi trong hiện tại hoặc quá khứ. Trong đó:

  • “Wish” thường theo sau là một mệnh đề mà bạn muốn thay đổi.
  • “If only” có thể thay thế cho “wish” nhưng thường được dùng để nhấn mạnh sự khao khát mạnh mẽ hơn.

Công thức: S + wish + that + clause / If only + S + V

Ví dụ:

  • I wish that I had learned to play the piano when I was younger. (Tôi ước rằng mình đã học chơi piano khi còn trẻ.)
  • If only we had saved more money for the trip. (Giá như chúng tôi tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho chuyến đi.)
  • We wish that we had taken better care of our health earlier. (Chúng tôi ước rằng chúng tôi đã chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn trước đây.)

Cấu trúc câu As long as/ so long as/ provided that/ providing that

Các cấu trúc câu điều kiện này được sử dụng để diễn tả điều kiện cần thiết cho một hành động hoặc tình huống, tương đương với “if” nhưng thường mang ý nghĩa “miễn là” hoặc “với điều kiện là”.

Quy tắc sử dụng:

  • Dùng để nhấn mạnh điều kiện cần được thỏa mãn để một hành động hoặc kết quả xảy ra.
  • Thường được dùng để làm rõ các yêu cầu hoặc điều kiện cần thiết trong các tình huống cụ thể.

Công thức: As long as / So long as / Providing that / Provided that + điều kiện, mệnh đề chính

Ví dụ:

  • We can start the project providing that everyone completes their part on time. (Chúng ta có thể bắt đầu dự án với điều kiện là mọi người hoàn thành phần việc của mình đúng hạn.)
  • You may use my bike as long as you return it by the end of the day. (Bạn có thể sử dụng xe đạp của tôi miễn là bạn trả lại trước khi kết thúc ngày.)

Các cấu trúc câu Speaking IELTS khác

Ngoài các cấu trúc câu đã được đề cập, việc sử dụng thêm các cấu trúc câu đa dạng khác cũng có thể nâng cao khả năng giao tiếp và thể hiện sự linh hoạt trong bài thi IELTS Speaking.

  • Cấu trúc: S + V/tobe + too + adv/adj + (for someone) + to V – Dùng để diễn tả một cái gì đó quá mức để một người có thể làm hoặc trải nghiệm.

Ví dụ: The novel is too lengthy for me to finish in one sitting. (Cuốn tiểu thuyết dài đến nỗi tôi không thể hoàn thành trong một lần đọc.)

  • Cấu trúc: S1 + V/tobe + so + adj/adv + that + S2 + V – Dùng để diễn tả một cái gì đó rất… đến nỗi mà một điều khác xảy ra.

Ví dụ: The weather was so hot that we decided to go swimming. (Thời tiết nóng đến nỗi chúng tôi quyết định đi bơi.)

  • Cấu trúc: It + (tobe) + such + (a/an) + Noun(s) + that + S + V – Dùng để nhấn mạnh một sự vật hoặc tình huống rất đặc biệt đến mức nào.

Ví dụ: It is such a beautiful day that we decided to have a picnic in the park. (Đây là một ngày đẹp đến nỗi chúng tôi quyết định tổ chức một buổi dã ngoại trong công viên.)

  • Cấu trúc: S + V + adj/adv + enough + (for someone) + to + V – Dùng để mô tả điều gì đó đủ tốt để một người có thể làm hoặc thực hiện.

Ví dụ: The room is spacious enough for us to host a small gathering. (Căn phòng đủ rộng để chúng tôi tổ chức một buổi tụ tập nhỏ.)

  • Cấu trúc: have/get something + V phân từ 3/ed – Dùng để nói về việc nhờ hoặc yêu cầu người khác thực hiện một hành động.

Ví dụ: She had her car serviced last month. (Cô ấy đã nhờ sửa chữa xe hơi vào tháng trước.)

  • Cấu trúc: It + be + time + S + V (quá khứ) – Dùng để diễn tả việc đã đến lúc phải làm một điều gì đó, nhưng chưa thực hiện.

Ví dụ: It was time I finished my assignment. (Đã đến lúc tôi hoàn thành bài tập của mình.)

  • Cấu trúc: It + takes/took + someone + thời gian + to do sth – Dùng để diễn tả thời gian cần thiết cho một người để hoàn thành một hành động.

Ví dụ: It took her two hours to bake the cake. (Cô ấy mất hai giờ để nướng chiếc bánh.)

  • Cấu trúc: to prevent/stop + someone/something + from V-ing – Dùng để diễn tả việc cản trở ai đó hoặc cái gì đó khỏi việc làm một việc gì.

Ví dụ: He tried to stop his friend from making a bad decision. (Anh ấy đã cố gắng ngăn bạn mình khỏi việc đưa ra quyết định sai lầm.)

  • Cấu trúc: S + find it + adj to do sth – Dùng để mô tả cảm giác của một người về việc làm một hành động.

Ví dụ: She finds it relaxing to read a book before bed. (Cô ấy thấy việc đọc sách trước khi đi ngủ là một cách thư giãn.)

  • Cấu trúc: to be/get used to + V-ing – Dùng để diễn tả việc dần dần quen với một hành động hoặc thói quen.

Ví dụ: I am used to waking up early for my morning exercise. (Tôi đã quen dậy sớm để tập thể dục buổi sáng.)

  • Cấu trúc: used to + V- Dùng để mô tả thói quen hoặc tình huống trong quá khứ mà hiện tại không còn nữa.

Ví dụ: I used to play the piano when I was a child. (Tôi đã từng chơi đàn piano khi tôi còn nhỏ.)

  • Cấu trúc: to be amazed at = to be surprised at + N/V-ing – Dùng để diễn tả sự ngạc nhiên về điều gì đó.

Ví dụ: I was amazed at how quickly the new system was implemented. (Tôi đã rất ngạc nhiên về tốc độ triển khai hệ thống mới.)

  • Cấu trúc: To be angry at + Noun/Verb-ing – Dùng để diễn tả sự tức giận về một điều gì đó hoặc hành động.

Ví dụ: He was angry at the delay in receiving his order. (Anh ấy tức giận vì sự chậm trễ trong việc nhận hàng.)

  • Cấu trúc: I’m not the least bit interested in sth… – Dùng để diễn tả sự không quan tâm hoàn toàn đến một việc gì đó.

Ví dụ: I’m not the least bit interested in watching reality TV shows. (Tôi hoàn toàn không quan tâm đến việc xem các chương trình truyền hình thực tế.)

  • Cấu trúc: I must admit that S + V – Dùng để thừa nhận hoặc thú nhận một điều gì đó.

Ví dụ: I must admit that I was initially skeptical about the project. (Tôi phải thừa nhận rằng tôi đã nghi ngờ về dự án.

Cấu trúc câu về thì

Ngoài việc sử dụng các cấu trúc câu hay dùng trong IELTS Speaking, thí sinh nên chú ý đến việc áp dụng đa dạng các thì để thể hiện khả năng ngôn ngữ và đạt được điểm số cao hơn.

Trong IELTS Speaking Part 1, bạn nên sử dụng các thì hiện tại đơnthì hiện tại tiếp diễnthì quá khứ đơn và thì tương lai đơn để làm phong phú câu trả lời của mình.

Ví dụ:

  • I usually go to the gym in the evenings. (Tôi thường đi tập gym vào buổi tối.)
  • He is working on a new project at the moment. (Anh ấy đang làm việc trên một dự án mới vào lúc này.)
  • I visited my grandparents last summer. (Tôi đã thăm ông bà của mình vào mùa hè năm ngoái.)

Trong IELTS Speaking Part 2, việc sử dụng quá khứ đơn, hiện tại hoàn thành và các thì tương lai giúp bạn thể hiện tốt hơn các trải nghiệm và kế hoạch của mình.

Ví dụ:

  • He has completed his degree recently. (Anh ấy đã hoàn thành bằng cấp của mình gần đây.)
  • I will definitely visit that place again. (Tôi chắc chắn sẽ thăm lại địa điểm đó.)

Để đạt điểm cao trong phần Speaking của kỳ thi IELTS, việc sử dụng đa dạng các cấu trúc câu là rất quan trọng. Các cấu trúc câu như câu điều kiện, câu cảm thán và các mẫu câu trong IELTS Speaking giúp bạn thể hiện sự linh hoạt và khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc kết hợp các thì phù hợp trong từng phần của bài thi cũng là yếu tố không thể thiếu để chứng minh trình độ của bạn.

các mẫu câu trong ielts speaking
Anh Ngữ ETEST – Địa chỉ ôn thi IELTS chất lượng

Nếu bạn muốn nâng cao kỹ năng IELTS Speaking của mình một cách toàn diện và hiệu quả, Anh Ngữ Du Học ETEST là lựa chọn lý tưởng. Chúng tôi cung cấp các khóa học IELTS chất lượng cao và lớp học IELTS 1 kèm 1, giúp bạn làm quen với các cấu trúc câu và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi.

Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao điểm số của bạn, hãy liên hệ với Anh Ngữ Du Học ETEST ngay để được tư vấn và đăng ký khóa học phù hợp nhất!

The post Cấu trúc câu trong IELTS Speaking quan trọng bạn cần nắm rõ appeared first on Anh Ngữ Du Học ETEST.



Nguồn tham khảo: https://etest.edu.vn/cac-mau-cau-trong-ielts-speaking/
Phạm Quang Đạt
Address: Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM
SĐT: 0933806699
Email: dat.pham@etest.edu.vn
Website: https://etest.edu.vn/giao-vien/thay-pham-quang-dat/
Social media:
https://twitter.com/phamquangdat_
https://phamquangdat.tumblr.com/
#anhnguETEST #phamquangdat #giangvienTOEFL

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luyện Speaking theo các chủ đề + kèm câu trả lời phổ biến 2024

Tải Cambridge IELTS 9 [PDF + Audio] miễn phí có đáp án

3000+ từ vựng IELTS thông dụng nhất mà bạn cần biết