Tổng hợp bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1 kèm lời giải chi tiết 2024

Các dạng bài mẫu Bar Chart IELTS là một trong những dạng bài thường xuất hiện và dễ viết nhất ở phần thi IELTS Writing Task 1 trong bài thi IELTS. Có nhiều cách để mô tả biểu đồ này, bài viết dưới đây Anh ngữ Du học ETEST chia sẻ cho bạn một số bài Bar Chart IELTS Task 1 kèm lời giải chi tiết chuẩn và dễ dàng nhất.

1. Biểu đồ cột không có sự thay đổi theo thời gian (Bar chart without trend) 

1.1. Đề bài Bar Chart IELTS Task 1:

“The diagram below shows the average hours of unpaid work per week done by people in different categories. (Unpaid work refers to such activities as childcare in the home, housework and gardening.)”

=> Describe the information presented below, comparing results for men and women in the categories shown. Suggest reasons for what you see.

bài mẫu bar chart ielts academic
Đề bài Bar chart without trend.

1.2. Bài mẫu dạng Bar Chart IELTS Task 1:

The graph shows data between married men and women of the number of hours spent per week on unpaid work.

At first glance at the chart, it is noticeable that from all the three categories (without children, with 1-2 children and with 3 or more children), married women spend more hours involved in unpaid work such as housework, gardening and childcare than expected from men.

Married women with children spend more time for unpaid works than without children as the chart shows. Meanwhile, having more than three children results in investing around 60 hours of unpaid work for them. This is probably due to the extra load of housework and childcare that is evidently needed to run such a big family.

Furthermore, though there are visible variations of the number of hours of unpaid work carried out by married women, there is no significant variation among all three categories for married men in terms of work hours that are not paid (30 or fewer hours). In fact, it is observed that married men with three or more children spent slightly less number of unpaid work hours. This might be due to the high requirement of commitment needed for a paid job to meet financial requirements for a big family.

1.3. Phân tích bài mẫu:

Cấu trúc bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1

Intro

Mục đích chính của phần mở bài là giới thiệu tổng quan biểu đồ nói về cái gì. Để có thể viết mở bài hiệu quả và nhanh chóng, bạn có thể diễn giải (paraphrase) lại phần tóm tắt được đưa ra của đề bài.

Chú ý: Bạn không được phép sao chép lại tóm tắt thành mở bài của mình.

Các thông tin bạn cần xác định đầu tiên:

  • Topic: Chủ đề của biểu đồ
  • Place: Địa điểm
  • Time span: Thời gian
  • Unit of measurement: Đơn vị đo lường

Các ý trong phần Intro:

  • The average hours of unpaid work per week by married men and women;
  • By people in different categories.

=> Viết lại: The graph shows data between married men and women of the number of hours spent per week on unpaid work.

Overview

Bạn tiến hành viết tổng quát (overview) để giới thiệu sơ lược về những thông tin nổi bật mà bạn sẽ đề cập ở phần thân bài.

Lưu ý, mục đích chính của Overview là để thông báo cho người đọc những thông tin chi tiết được giới thiệu trong phần thân bài, bạn khoan vội đưa các số liệu và trong phần này.

Các ý trong phần Overview:

  • Married women has more unpaid works in all categories
  • Married men has less unpaid works in all categories.

⇒ Viết lại: At first glance at the chart, it is noticeable that from all the three categories (without children, with 1-2 children and with 3 or more children), married women spend more hours involved in unpaid work such as housework, gardening and childcare than expected from men.

Body 1

2 đoạn body có mục đích là để miêu tả chi tiết các thông tin tổng quan được đề cập trong phần kết thúc (over). Trong biểu đồ này, bạn có thể nhận ra được 2 điểm nổi bật: số giờ unpaid works của phụ nữ kết hôn tăng đáng kể tỷ lệ thuận với số người con mà họ có.

Các ý chính của body 1:

  • Women spend more time for unpaid works when having children;
  • Reason: more child ⇒ more housework and child care time.

Lưu ý: Hãy đọc kỹ đề bài xem có được yêu cầu đưa ra ý kiến cá nhân không. Trong bài này, bạn có thể thấy đề bài có yêu cầu: “Suggest reasons for what you see”.

⇒ Viết lại: Married women with children spend more time for unpaid works than without children as the chart shows. Meanwhile, having more than three children results in investing around 60 hours of unpaid work for them. This is probably due to the extra load of housework and childcare that is evidently needed to run such a big family.

Body 2

Ngược lại, số giờ unpaid works của nam đã kết hôn chỉ có thay đổi nhẹ và có xu hướng tỷ lệ nghịch với số con mà họ có.

Các ý chính trong Body 2:

  • Unpaid work hours for married men don’t have significant changes
  • More than 3 children ⇒ unpaid work hours less
  • Reason: need paid jobs to provide financially for family.

⇒ Viết lại: Furthermore, though there are visible variations of the number of hours of unpaid work carried out by married women, there is no significant variation among all three categories for married men in terms of work hours that are not paid (30 or fewer hours). In fact, it is observed that married men with three or more children spent slightly less number of unpaid work hours. This might be due to the high requirement of commitment needed for a paid job to meet financial requirements for a big family.

Nội dung ngôn ngữ được sử dụng trong bài

Phân tích cách triển khai ý

Overview: 

At first glance at the chart, it is noticeable that from all the three categories (without children, with 1-2 children and with 3 or more children), married women spend more hours involved in unpaid work such as housework, gardening and childcare than expected from men.

Khi nhìn vào biểu đồ, điểm nổi bật nhất mà bạn có thể phát hiện ngay lập tức chính là biểu đồ bao gồm 2 hạng mục chính: “married women and married men.” Mỗi hạng mục được chia ra 3 loại dựa vào đặc điểm là “số con”. Khi đem 2 hạng mục này so sánh với nhau, bạn có thể xác định được một sự khác nhau lớn đó là phụ nữ có bao nhiêu người con đi nữa cũng sẽ có thời gian làm việc nhà cao hơn nhiều so với đàn ông.

Body 1:

Married women with children spend more time for unpaid works than without children as the chart shows. Meanwhile, having more than three children results in investing around 60 hours of unpaid work for them. This is probably due to the extra load of housework and childcare that is evidently needed to run such a big family.

Ở đoạn 1, bạn sẽ miêu tả chi tiết nhóm những phụ nữ đã kết hôn. Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy được số thời gian làm việc nhà của họ tăng đáng kể khi có thêm con. Bạn không cần phải trích hết tất cả các số liệu ra. Chỉ cần đánh giá xu hướng tăng cùng với miêu tả số liệu cao nhất/thấp nhất là đủ. Yêu cầu của bài có thêm vần gợi ý lí do cho sự thay đổi thì bạn mới được đưa thêm ý kiến cá nhân vào.

Body 2:

Furthermore, though there are visible variations of the number of hours of unpaid work carried out by married women, there is no significant variation among all three categories for married men in terms of work hours that are not paid (30 or fewer hours). In fact, it is observed that married men with three or more children spent slightly less number of unpaid work hours. This might be due to the high requirement of commitment needed for a paid job to meet financial requirements for a big family.

Ở đoạn 2, bạn nói về nhóm những người đàn ông đã kết hôn. Bạn có thể thấy trong biểu đồ việc số lượng người con có không ảnh hướng lớn đề số giờ unpaid works của đàn ông đã kết hôn. Thật ra, nếu để ý kỹ hơn ta có thể thấy việc có hơn 3 người con làm giảm nhẹ số thời gian làm việc nhà của họ.

Phân tích ngôn ngữ sử dụng

Các cấu trúc câu được sử dụng trong bài

Intro: The graph shows data between married men and women of the number of hours spent per week on unpaid work.

=> Cấu trúc: the graph/the chart + show + data + of.

Overview: At first glance at the chart, it is noticeable that from all the three categories (without children, with 1-2 children and with 3 or more children), married women spend more hours involved in unpaid work such as housework, gardening and childcare than expected from men.

=> Cấu trúc: It + be + noticeable/considerable + that + something.

Body:

Married women with children spend more time for unpaid works than without children as the chart shows. Meanwhile, having more than three children results in investing around 60 hours of unpaid work for them.

=> Cấu trúc: nguyên nhân (causes) + results in + kết quả (results/consequences).

Furthermore, though there are visible variations of the number of hours of unpaid work carried out by married women, there is no significant variation among all three categories for married men in terms of work hours that are not paid (30 or fewer hours).

=> Cấu trúc: there + be + visible/significant variations + of/among.

In fact, it is observed that married men with three or more children spent slightly less number of unpaid work hours.

=> Cấu trúc câu:

It + be + observed + that

S + spent + less/more number of + something

1.4. Các từ vựng được sử dụng trong bài

  • At first glance at the chart: Khi mới nhìn qua biểu đồ ⇒ dùng trước câu miêu tả những đặc điểm nổi bật của biểu đồ
  • Noticeable/visible/significant: Các từ chỉ mức độ thay đổi
  • Variations: Sự thay đổi

1.5. Nhận xét và đánh giá bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1

  • Task achievement
    • Bài viết trả lời được câu hỏi của đề bài
    • Có đoạn tổng quan rõ ràng
    • Chọn lọc những đặc điểm đáng chú ý của biểu đồ và phân tích các đặc điểm này một cách thỏa đáng
    • Mô tả số liệu chính xác
    • Có so sánh những chỗ cần thiết
  • Coherence and Cohesion
    • Có chia đoạn hiệu quả với các nhóm thông tin dữ liệu mạch lạc
    • Có sự liên kết giữa các câu và đoạn, sử dụng các liên từ hiệu quả mà không lạm dụng
  • Lexical Resource
    • Vốn từ vựng đa dạng, linh hoạt phù hợp với ngữ cảnh
  • Grammatical Range and Accuracy
    • Cấu trúc câu sử dụng đúng và tương đối đa dạng

2. Biểu đồ cột có sự thay đổi theo thời gian (Bar chart with trend)

2.1. Đề bài Bar Chart IELTS Task 1 (Bar chart with trend)

“The chart below shows the percentage of households in owned and rented accommodation in England and Wales between 1918 and 2011”.

=> Describe the information presented below.

bài mẫu bar chart ielts advanced
Đề bài Bar chart with trend.

2.2. Bài mẫu dạng Bar Chart IELTS Task 1(Bar chart with trend)

The bar chart compares the proportion of families who owned and rented accommodation in England and Wales over a 93-year period (1918 – 2011).

Overall, during the first half of the period, the percentage of households in rented accommodation was higher than that of those owning their own home, while an opposite trend was observed over the final 30 years.

Looking at the chart in more detail, in 1918, families renting accommodation accounted for just over 75%, triple that of those in owned accommodation. This figure dropped dramatically to 50% in 1971, despite a period of stability between 1939 and 1953. By contrast, the proportion of households in owned accommodation more than doubled, with the figure standing at just under 25% in 1918, remaining stable at around 30% from 1939 to 1953 before rising to equal those in rented accommodation.

From 1981 to 2001, the proportion of families owning a home continued its rising trend to reach a peak of nearly 70% before dropping by 5% in 2011. The percentage of tenants saw a different pattern, with numbers experiencing a gradual decline to just above 30% in 2001, followed by a small rise of 5%.

2.3. Phân tích bài mẫu:

Cấu trúc bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1

Nhìn vào đề bài và biểu đồ, bạn có thể suy ra những điểm nổi bật, cần thiết cho bài viết:

Tóm tắt đề: The chart below shows the percentage of households in owned and rented accommodation in England and Wales between 1918 and 2011.

Các thông tin bạn cần xác định đầu tiên:

  • Topic: Chủ đề của biểu đồ
  • Place: Địa điểm diễn ra
  • Time span: Thời gian
  • Unit of measurement: Đơn vị đo lường

Ví dụ:

  • Topic: The comparison between the households in owned and rented
  • Place: England and Wales
  • Time span: 1918 and 2011
  • Unit of measurement: the percentage (%)

Điểm nổi bật của biểu đồ:

  • Từ năm 1918 tới năm 1961: tỉ lệ người ở nhà mua thấp hơn người ở nhà thuê, tuy nhiên tỉ lệ người ở nhà mua ngày một tăng;
  • Năm 1971, tỷ lệ người ở nhà thuê và ở nhà mua là bằng nhau;
  • Từ 1971 đến 2011, tỉ lệ người ở nhà mua cao hơn tỷ lệ người ở nhà thuê.

=> Từ những thông tin trên, sẽ có dàn ý như sau:

Intro: Rented accommodation vs owned accommodation from 1918 to 2011 in England and Wales.

⇒ Viết lại: The bar chart compares the proportion of families who owned and rented accommodation in England and Wales over a 93-year period (1918 – 2011).

Overview

  • The first half (1918 ⇒ 1971): rented house > owned house;
  • The second half (1971 ⇒ 2011): owned house > rented house.

⇒Viết lại: Overall, during the first half of the period, the percentage of households in rented accommodation was higher than that of those owning their own home, while an opposite trend was observed over the final 30 years.

Body 1

  • 1918: renting accommodation was almost 75% but dropped to 50% in 1971;
  • In contrast: owning accommodation was 25% in 1918 but raised to 50% in 1971.

⇒ Viết lại: Looking at the chart in more detail, in 1918, families renting accommodation accounted for just over 75%, triple that of those in owned accommodation. This figure dropped dramatically to 50% in 1971, despite a period of stability between 1939 and 1953. By contrast, the proportion of households in owned accommodation more than doubled, with the figure standing at just under 25% in 1918, remaining stable at around 30% from 1939 to 1953 before rising to equal those in rented accommodation.

Body 2:

  • 1981 to 2001: owned home is higher than rented home and vice versa.

=> Viết lại: From 1981 to 2001, the proportion of families owning a home continued its rising trend to reach a peak of nearly 70% before dropping by 5% in 2011. The percentage of tenants saw a different pattern, with numbers experiencing a gradual decline to just above 30% in 2001, followed by a small rise of 5%.

Nội dung ngôn ngữ được sử dụng trong bài

Phân tích cách triển khai ý

Overview

Một chú ý quan trọng mà bạn khi làm bài IELTS Writing Task 1 cần phải nhớ đó chính là không nên liệt kê hay miêu tả tất cả các dữ liệu có trong biểu đồ. Làm vậy vừa mất thời gian vừa không giúp bạn đạt điểm cao.

Thay vào đó, hãy so sánh các hạng mục với nhau để tìm ra được các đặc điểm nổi bật, các xu hướng chung. Áp dụng vào trong ví dụ, có thể thấy tỷ lệ người ở nhà thuê từ năm 1918 tới năm 1971 giảm dần trong khi tỷ lệ người mua nhà ở tăng dần và tăng hơn hẳn ở sau năm 1971.

⇒ Đây chính là đặc điểm nổi bật có thể dùng để so sánh và miêu tả chi tiết trong bài viết.

⇒ Overall, during the first half of the period, the percentage of households in rented accommodation was higher than that of those owning their own home, while an opposite trend was observed over the final 30 years.

Body 1

Phần thân bài miêu tả các thông tin chi tiết, bạn không cần phải đưa vào tất cả các số liệu hay các sự thay đổi chi tiết. Chỉ cần bạn kể ra các số liệu lớn nhất/nhỏ nhất trong các thời kỳ được xét. Ngoài ra, những sự thay đổi nhỏ ở giữa bạn chỉ cần nói về mức độ thay đổi là đủ rồi.

Từ năm 1918 tới năm 1971, tỷ lệ người ở nhà thuê giảm đáng kể: từ 75% (gấp 3 lần tỷ lệ người ở nhà mua) xuống còn 50% (bằng với tỷ lệ người ở nhà mua). Ngược lại, tỷ lệ người ở nhà mua rất thấp (25%) nhưng sau đó lại tăng mạnh và đạt 50% vào năm 1971.

⇒ Looking at the chart in more detail, in 1918, families renting accommodation accounted for just over 75%, triple that of those in owned accommodation. This figure dropped dramatically to 50% in 1971, despite a period of stability between 1939 and 1953. By contrast, the proportion of households in owned accommodation more than doubled, with the figure standing at just under 25% in 1918, remaining stable at around 30% from 1939 to 1953 before rising to equal those in rented accommodation.

Body 2

Ở phần thân bài tiếp theo, bạn sẽ xét tiếp đến nữa sau của giai đoạn (1918 – 2011). Như hướng dẫn ở phần thân bài 1, bạn chỉ cần miêu tả và đưa ra số liệu so sánh cuối cùng ở năm cuối (2011) và miêu tả mức độ thay đổi trong ở phần giữa từ 1971 đến 2011.

⇒  From 1981 to 2001, the proportion of families owning a home continued its rising trend to reach a peak of nearly 70% before dropping by 5% in 2011. The percentage of tenants saw a different pattern, with numbers experiencing a gradual decline to just above 30% in 2001, followed by a small rise of 5%.

Phân tích ngôn ngữ sử dụng

Cấu trúc câu sử dụng trong bài:

Intro

The bar chart compares the proportion of families who owned and rented accommodation in England and Wales over a 93-year period (1918 – 2011).

=> Cấu trúc câu: S + compare (present tense) + something + and + something.

Overview

Overall, during the first half of the period, the percentage of households in rented accommodation was higher than that of those owning their own home, while an opposite trend was observed over the final 30 years.

=> Cấu trúc câu:

  • S + be higher than
  • S + be observed

Body

Looking at the chart in more detail, in 1918, families renting accommodation accounted for just over 75%, triple that of those in owned accommodation. => Cấu trúc câu: S + account for + number.

*This figure dropped dramatically to 50% in 1971, despite a period of stability between 1939 and 1953.

=> Cấu trúc câu: S + drop to + number.

By contrast, the proportion of households in owned accommodation more than doubled, with the figure standing at just under 25% in 1918, remaining stable at around 30% from 1939 to 1953 before rising to equal those in rented accommodation. => Cấu trúc câu: S + double.

From 1981 to 2001, the proportion of families owning a home continued its rising trend to reach a peak of nearly 70% before dropping by 5% in 2011. => Cấu trúc câu: S + continue.


2.4. Các từ vựng được sử dụng trong bài

  • Compare: so sánh
  • Proportion: tỷ lệ
  • Over a ….period:
  • Trend: xu hướng
  • Looking at the chart in more detail: Nhìn chi tiết hơn vào biểu đồ
  • Triple: gấp ba
  • Double: gấp đôi
  • Dramatically: chỉ mức độ thay đổi mạnh
  • Gradual: dần dần

2.5. Nhận xét và đánh giá bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1

Task achievement

  • Bài viết trả lời được câu hỏi của đề bài
  • Có đoạn tổng quan rõ ràng
  • Chọn lọc những đặc điểm đáng chú ý của biểu đồ và phân tích các đặc điểm này một cách thỏa đáng
  • Mô tả số liệu chính xác
  • Có so sánh những chỗ cần thiết

Coherence and Cohesion

  • Có chia đoạn hiệu quả với các nhóm thông tin dữ liệu mạch lạc
  • Có sự liên kết giữa các câu và đoạn, sử dụng các liên từ hiệu quả mà không lạm dụng

Lexical Resource

  • Vốn từ vựng đa dạng, linh hoạt phù hợp với ngữ cảnh

Grammatical Range and Accuracy

  • Cấu trúc câu sử dụng đúng và tương đối đa dạng

Dạng biểu đồ cột là dạng đề thường thấy trong phần thi IELTS Writing Task 1. Bạn cần có chiến thuật làm bài hợp lý thông qua việc phân tích đề để phát hiện các đặc điểm nổi bật, lập dàn ý giúp đảm bảo yếu tố mạch lạc trong các câu văn, đoạn văn và áp dụng chính xác các thì cần thiết và các từ miêu tả thông tin hợp lý.

Xem thêm: Khóa học IELTS cam kết đầu ra tại Anh ngữ ETEST

Qua các bài mẫu Bar Chart IELTS mà Anh ngữ Du học ETEST đã cung cấp hy vọng giúp bạn có cái nhìn chắc chắn về các bước viết bài dạng biểu đồ cột. Việc của bạn là hãy luyện tập thật nhiều để hình thành một phản xạ nhanh khi gặp dạng đề này cũng như mở rộng vốn từ và kỹ năng sử dụng ngữ pháp khi viết IELTS writing Task 1.

The post Tổng hợp bài mẫu Bar Chart IELTS Task 1 kèm lời giải chi tiết 2024 appeared first on Anh ngữ Etest.



Nguồn tham khảo: https://etest.edu.vn/bai-mau-bar-chart-ielts/
Phạm Quang Đạt
Address: Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM
SĐT: 0933806699
Email: dat.pham@etest.edu.vn
Website: https://etest.edu.vn/giao-vien/thay-pham-quang-dat/
Social media:
https://twitter.com/phamquangdat_
https://phamquangdat.tumblr.com/
#anhnguETEST #phamquangdat #giangvienTOEFL

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luyện Speaking theo các chủ đề + kèm câu trả lời phổ biến 2024

[PDF] Tổng hợp bộ tài liệu luyện IELTS Writing mới nhất 2024

3000+ từ vựng IELTS thông dụng nhất mà bạn cần biết