Personal Statement là gì? Cách viết Personal Statement ấn tượng

Personal Statement là gì? Đây là bài luận cá nhân có vai trò quan trọng trong hồ sơ du học của các thí sinh. Hãy cùng Anh ngữ ETEST tìm hiểu về kinh nghiệm viết bài luận thật hay, ấn tượng và thu hút để thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của các trường đại học trên thế giới.

personal statement là gì
Personal Statement là gì ?

1. Personal Statement là gì?

Personal Statement hay còn được gọi là Statement of Purposes, Letter Motivation. Đây là một dạng bài luận cá nhân ngắn, dao động từ 500 – 1000 từ, trình bài những lý do mà du học sinh muốn xin học bổng hoặc du học tại một trường nào đó. Thông thường, các trường Đại học có thứ hạng cao hoặc sinh viên muốn xin học bổng, hỗ trợ tài chính sẽ được yêu cầu Personal Statement trong hồ sơ cá nhân.

viết personal statement
Tìm hiểu Personal Statement là gì ?

Trong bài viết này, bạn cần thể hiện những cá tính nổi bật cũng như những thay đổi có ảnh hưởng lớn của chính mình thể hiện qua các giải thưởng đạt được, sở thích cá nhân, năng khiếu đặc biệt,… nhằm thuyết phục hội đồng xét tuyển rằng bạn có đủ năng lực và xứng đáng được lựa chọn.

2. Tầm quan trọng của Personal Statement trong hồ sơ du học

Nếu thành tích học tập của bạn ngang bằng với các ứng viên khác thì Personal Statement chính là “chiếc phao cứu cánh”, tạo nên sự khác biệt cho hồ sơ du học của bạn, là yếu tố quyết định bạn được lựa chọn hay bị từ chối.

Personal Statement (Bài luận cá nhân) giúp thí sinh thể hiện quan điểm cá nhân, hiểu rõ về chính mình và đặc biệt phô diễn khả năng viết lách cũng như tư duy . Căn cứ trên các yếu tố này, hội đồng tuyển sinh sẽ cân nhắc bạn có phải là mảnh ghép phù hợp với phương pháp đào tạo và định hướng của trường không. Từ đó, ban hội đồng sẽ ưu tiên chọn những thí sinh có khả năng phù hợp để tăng cơ hội thành công sau khi tốt nghiệp.

So với điểm GPA, IELTS và SAT, Personal Statement có thể không “xếp ngang hàng”. Song nếu có một bài luận thật sự hay và ấn tượng, bạn sẽ ghi điểm cao trong mắt hội đồng xét tuyển. Vì thế, trong một số trường hợp, bài luận cá nhân sẽ quyết định “sức mạnh” của bộ hồ sơ.

3. Cấu trúc và cách viết Personal Statement chi tiết gây ấn tượng

3.1 Phần thứ nhất: Giới thiệu bao quát về bản thân

Khi đã hiểu Personal Statement là gì, bạn cần nắm rõ cấu trúc các phần trong một bài luận. Với phần đầu tiên, hãy giới thiệu sơ lược về bản thân và ngôi trường – ngành học/khóa học mà bạn đăng ký. Đừng quên giải thích rõ lý do vì sao bạn chọn học ngành này mà không phải ngành khác.

Personal Statement là gì
Cách viết Personal Statement chi tiết chuẩn cấu trúc

Phần đầu này chỉ cần thể hiện mong muốn của cá nhân với chuyên ngành yêu thích, viết câu cú ngắn gọn và súc tích, đảm bảo đủ ý. Để nội dung này đầy đủ, bạn có thể viết bài luận bằng cách trả lời các câu hỏi:

  • Tại sao bạn yêu thích và lựa chọn ngành học này?
  • Bạn đã có kiến thức cơ bản hay trải nghiệm liên quan về ngành học này hay chưa?
  • Bạn hứng thú nhất với mảng nào trong ngành học của mình?
  • Bạn đặt mục tiêu gì sau khi tốt nghiệp
  • Trong tương lai, bạn có muốn theo đuổi nghề nghiệp tương ứng với ngành học này không?

3.2 Phần thứ hai: Trình bày lý do chứng minh bạn phù hợp với ngành học đó

Đây là phần nội dung khá quan trọng mà bạn cần tập trung viết thật kỹ. Với phần này, bạn cần trình bày cho hội đồng tuyển sinh thấy rằng bạn là người phù hợp học tập chuyên ngành đó. Hãy viết hết những nền tảng, kiến thức và kỹ năng của bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngành học. Ví dụ như sở thích cá nhân, các khóa học trước đây hoặc kinh nghiệm thực tiễn bạn đã trải nghiệm.

Hãy viết tập trung vào các ý chính sau đây:

  • Thời gian bạn đã trải nghiệm công việc đó bao lâu, tại công ty/đơn vị nào?
  • Bạn đã thực hiện nhiệm vụ cụ thể gì?
  • Bạn đạt được thành tựu, kỹ năng gì nhờ công việc trên?
  • Bạn rút ra được những bài học kinh nghiệm gì sau khi làm công việc/học xong khóa học,…
tìm hiểu Personal Statement là gì
Cần phải nêu rõ lý do vì sao bạn phù hợp ngành này trong phần thứ hai

3.3 Phần thứ ba: Trình bày lý do tại sao bạn xứng đáng được chọn

Ở phần thứ 3 của bài luận cá nhân, bạn cần khéo léo liên kết những kinh nghiệm và kỹ năng mình có được với những yêu cầu mà ngành học yêu cầu. Bạn không nên liệt kê mà hãy trình bày nội dung này sao cho thuyết phục.

Ví dụ, bạn đã có chút kinh nghiệm khi làm việc tại câu lạc bộ phóng viên của trường, điều này sẽ là nền tảng để bạn hoàn thành tốt ngành Báo chí truyền thông. Môi trường học tập chuyên ngành giúp bạn mài dũa và hoàn thiện kỹ năng sẵn có để vững vàng đi theo đam mê của mình. Lưu ý, bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo của nhà trường để viết một cách chặt chẽ và thuyết phục hơn.

Personal Statement là gì ?
Thuyết phục hội đồng tuyển sinh rằng bạn xứng đáng được chọn

3.4 Phần cuối: Khẳng định quyết tâm và khao khát được học tập tại trường

Phần cuối của bài luận, bạn cần khẳng định rằng mình thực sự mong muốn du học và hi vọng hội đồng xét tuyển sẽ xem xét kỹ hồ sơ của bạn. Có thể gây ấn tượng bằng một câu châm ngôn hay và nổi tiếng.

bài personal statement
Đừng quên khẳng định khao khát và mục tiêu của bạn

4. Chia sẻ nguyên tắc khi viết Personal Statement

4.1 Dành nhiều thời gian cho bài luận

Bài Personal Statement chỉ thực sự chỉn chu khi bạn dành nhiều thời gian và tâm sức của mình. Đây không chỉ đơn giản là cầm bút lên và viết mà bạn cần phải suy ngẫm về bản thân, tổng hợp thông tin và khai thác những ý hay nào cần đưa vào bài.

Bài luận cá nhân như một bài PR khiến cho hội đồng tuyển sinh nhớ đến bạn. Do đó, bạn phải cung cấp cho họ các thông tin thật đặc biệt và khéo léo làm nổi bật chúng trong một khuôn khổ câu từ giới hạn.

cách viết bài luận personal statement
Bạn cần dành nhiều thời gian nghiên cứu để viết Personal Statement

Trong quá trình tìm hiểu và chọn lọc thông tin, bạn cần phải sàng lọc để đưa những thông tin chính và quan trọng vào bài viết là được. Sau đó mới dành thời gian chăm chút và hoàn thiện toàn bộ nội dung.

4.2 Trau chuốt văn phong

Khi viết Personal Statement, bạn cần chú ý đến văn phong. Cách sử dụng câu từ sẽ phần nào thể hiện con người của bạn. Vì thế, hãy tránh việc sử dụng các từ ngữ hoa mỹ hay sáo rỗng vì hội đồng tuyển sinh có thể cho rằng bạn đang xem các bài văn mẫu có sẵn.

bài luận cá nhân
Cần trau chuốt một lối văn phong đậm đà bản sắc riêng của bạn

Khi viết Personal Statement, tuyệt đối không được sao chép nội dung từ bất kỳ nguồn nào. Bởi hội đồng tuyển sinh đều có nhiều kinh nghiệm trong việc xét duyệt nội dung Personal Statement. Chưa kể các trường đại học đều có công cụ kiểm tra đạo văn chuyên nghiệp. Bạn không thể “qua mặt” họ dễ dàng. Hãy trung thực vì đó là phẩm chất quý giá.

4.3 Không viết nội dung không liên quan và sáo rỗng

Hội đồng tuyển sinh thường không đánh giá cao những bài luận với phần mở đầu như: “Since I was young, I have always interested in marketing,…”. Ban tuyển sinh thường không quan tâm đến “thời trẻ” của bạn như thế nào, họ quan tâm đến thời gian gần đây và mục tiêu tương lai của bạn hơn.

Personal Statement là gì
Bạn nên tránh viết nội dung sáo rỗng

Tất cả nội dung đưa vào bài luận nên là nội dung có mục đích cụ thể. Hãy loại bỏ những câu từ sáo rỗng nói về thời gian rảnh rỗi của bản thân hay một kỷ niệm xa xôi thời thơ ấu. Có thể bạn muốn ghi điểm nhưng ban tuyển sinh chắc gì sẽ cho điểm?

Tất cả những nội dung không liên quan đến chương trình học bạn cũng phải loại bỏ. Thay vào đó, hãy tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết có liên quan đến chương trình mà bạn sẽ học sắp tới. Đây mới là cách gây ấn tượng với họ chứ không phải những câu từ mỹ miều chẳng có nội dung gì.

4.4 Nghiên cứu kĩ chương trình học

Trước khi viết Personal Statement, bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ về chương trình học của mình. Nếu thể hiện một chút hiểu biết về các nội dung sẽ học tập trong tương lai, bạn tuyển sinh sẽ hứng thú hơn với bài luận của bạn.

personal statement mẫu
Bạn cần phải nghiên cứu kỹ về chương trình học

Với Internet, không khó để bạn tìm hiểu về một ngành học, một khóa học tại một trường học nào đó xa xôi trên thế giới. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trên website của nhà trường hay Fanpage hoặc bất kỳ kênh nào mà mình biết.

4.5 Viết bản nháp trước và nên tắt chế độ đếm ký tự khi viết

Muốn viết một bài Personal Statement thật hoàn thiện, bạn cần viết bản nháp trước và tắt chế độ đếm ký tự. Hãy cứ viết hết tất cả các nội dung, thông tin và trình bày ý tưởng đầy đủ, kể cả khi bạn biết rằng bài viết đã dài và vượt số chữ cho phép. Sau đó, hãy chọn lọc và rút gọn lại để còn những nội dung hay nhất, đảm bảo đủ ý và nằm trong giới hạn câu từ cho phép.

viết personal statement
Bạn nên viết bản nháp trước khi viết bài hoàn thiện

4.6 Đọc to nhiều lần bài luận

Bằng cách đọc bài luận thật to nhiều lần, bạn sẽ nhận ra những đoạn văn không có sự liên kết lẫn nhau. Ngoài ra, đọc cho bạn bè người thân nghe, họ sẽ giúp bạn cải thiện được những gì còn thiếu sót.

how to write a personal statement for university
Cần đọc to bài luận nhiều lần để phát hiện ra lỗi sai

4.7 Không nên đọc lại bài luận sau khi đã nộp cho trường

Sau khi đã nộp bài Personal Statement cho trường, tốt nhất bạn không nên đọc lại. Vì rất có thể bạn sẽ thấy nó không hay như lúc bạn vừa nộp. Do đó, chỉ cần viết bài luận trung thực bằng giọng văn cá nhân của mình và nộp là được, đừng lo lắng hay nghĩ ngợi nhiều.

cách viết personal statement gây ấn tượng
Sau khi đã nộp bài, bạn hãy thư giãn, đừng cố nghĩ ngợi làm gì

4.8 Viết phần mở đầu ấn tượng

Để hội đồng tuyển sinh hứng thú với bài luận cá nhân, bạn phải dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó có một mở đầu thật ấn tượng. Bạn có thể mở đầu bằng một câu hài hước hoặc thú vị. Tuy nhiên phải thật ngắn gọn và tránh sao chép các nội dung mẫu.

how long ucas personal statement
Mở đầu bài luận, bạn nên viết sao cho thu hút

4.9 Chỉ nên chọn lọc thành tích ấn tượng nhất

Thông thường, bài Personal Statement giới hạn số chữ từ 1000 từ trở lại. Do đó, bạn cần chọn lọc thành tích và kinh nghiệm cá nhân ấn tượng nhất để trình bài trong bài viết. Bạn cần chắt lọc những nội dung tinh túy nhất và đưa vào bài để thuyết phục hội đồng tuyển sinh rằng bạn thực sự muốn học ngành đó.

cách viết personal statement
Hãy chọn lọc thành tích ấn tượng nhất và đưa vào bài viết

4.10 Trình bày định hướng tương lai

Bạn sẽ được đánh giá cao hơn các ứng viên khác nếu đưa định hướng tương lai vào bài luận. Bởi ban tuyển sinh sẽ cho rằng bạn là người biết lên kế hoạch, biết trông rộng nhìn xa kể cả khi dự định đó có thể thay đổi trong tương lai.

personal statement
Hãy trình bày rõ định hướng tương lai của mình để thuyết phục ban tuyển sinh

Đừng quên khẳng định rằng ngành học sẽ thực sự giúp ích cho bạn nhiều điều, mang lại cho bạn những kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng trong công việc sau này. Hãy thuyết phục hội đồng tuyển sinh rằng chính ngành học/khóa học đó là điều hết sức cần thiết cho sự nghiệp của bạn về sau.

4.11 Hãy luôn thành thật

Khi viết Personal Statement, bạn hãy thành thật là chính bản thân mình, không cố “gồng” lên để trở thành một ai khác. Bài luận này nhằm mục đích giúp hội đồng tuyển sinh hiểu rõ bạn là ai, bạn như thế nào và nhìn thấy rằng bạn thực sự tiềm năng để trở thành sinh viên của nhà trường thông qua những nền tảng đã có.

how to write my personal statement
Hãy thành thật là chính bản thân bạn trong khi viết bài luận

Khi đọc bài luận lên, ban tuyển sinh phải nhìn thấy hình bóng bạn ở đó chứ không phải là một phiên bản nào khác. Vì thế, đừng nói dối khi làm bài luận cá nhân. Bạn có thể tham khảo các bài mẫu nhưng chỉ nên chọn lọc những ý thông minh và khéo léo biến nó thành cách hành văn của mình.

4.12 Tham khảo lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm

Một lưu ý cuối cùng khi viết Prsonal Statement chính là tham khảo thêm lời khuyên từ bạn bè đã từng đi du học, các chuyên gia tư vấn hoặc thầy cô giỏi tiếng Anh, hiểu biết về văn phong của phương Tây.

Với những du học sinh lần đầu chuẩn bị cho việc du học, bạn sẽ gặp khó khăn khi viết bài luận. Việc mắc phải các lỗi diễn đạt, nội dung trình bày hay các phong cách hành văn có thể dẫn đến rủi ro bài viết không đạt. Đó là lý do mà bạn cần có sự tham vấn kinh nghiệm từ những người đi trước.

personal statement word limit
Bạn có thể tham khảo lời khuyên của các du học sinh từng đạt học bổng cao

Để yên tâm và chắc chắn hơn, bạn có thể tham khảo chương trình AMP tại Anh ngữ ETEST. Đây là khóa huấn luyện 1 kèm 1 được thiết kế dựa vào thế mạnh và tính cách của từng học viên dựa vào thế mạnh và tính cách của từng học viên để từ đó giúp bạn viết được một bài Personal Statement chuẩn chỉnh, thu hút và đạt yêu cầu của hội đồng tuyển sinh.

Dưới sự dìu dắt của đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm viết luận chuyên sâu săn học bổng thành công tại các trường đại học hàng đầu, Anh ngữ ETEST sẽ đồng hành cùng bạn trên chặng đường chinh phục học bổng với giá trị cao. Mọi nhu cầu cần tư vấn về chương trình AMP này, bạn hãy liên hệ ngay Anh ngữ ETEST để được hỗ trợ nhanh chóng.

how to write a personal statement for university uk
Chương trình AMP tại ETEST với nhiều học viên đạt học bổng “khủng”

Qua bài viết trên, Anh ngữ ETEST đã giúp bạn hiểu Personal Statement là gì và những kinh nghiệm viết bài luận mà những du học sinh tương lai cần lưu ý để viết được một bài luận ngắn gọn, súc tích nhưng phải hay và đủ ý. Có một bài luận thuyết phục sẽ giúp bạn tăng cơ hội đậu vào trường đại học mình yêu thích. Vì thế, hãy đầu tư tâm sức cho bài viết quan trọng này.

The post Personal Statement là gì? Cách viết Personal Statement ấn tượng appeared first on Anh ngữ Etest.



Nguồn tham khảo: https://etest.edu.vn/personal-statement-la-gi/
Phạm Quang Đạt
Address: Lầu 3, 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.HCM
SĐT: 0933806699
Email: dat.pham@etest.edu.vn
Website: https://etest.edu.vn/giao-vien/thay-pham-quang-dat/
Social media:
https://twitter.com/phamquangdat_
https://phamquangdat.tumblr.com/
#anhnguETEST #phamquangdat #giangvienTOEFL

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luyện Speaking theo các chủ đề + kèm câu trả lời phổ biến 2024

[PDF] Tổng hợp bộ tài liệu luyện IELTS Writing mới nhất 2024

3000+ từ vựng IELTS thông dụng nhất mà bạn cần biết